Chân Bè Là Gì ?
Chân bè là gì? Nên chọn giày đá bóng như thế nào cho phù hợp? Biết cách nhận diện chân bè và chọn giày đá bóng sao cho đúng cách là điều không phải ai cũng có thể làm được.
- Xem thêm: 88online bet – Trang Bóng Cá Cược Đỉnh Cao Châu Á
- Xem thêm: World Cup 2022: Thời Gian, Lịch Thi Đấu, Bốc Thăm, Thời Gian Thi Đấu, Trận Chung Kết Giải Qatar
- Xem thêm: Bắt Kèo Bóng Đá Và Phân Biệt Kèo – Giải Mã Kèo Bóng Đá
- Xem thêm: 88online – Nhà Tài Trợ Bạch Kim SEA GAMES
Các loại form chân phổ biến tại Việt Nam
Tùy theo từng cơ địa mà mỗi người sẽ có hình dáng chân khác nhau. Hiểu rõ đôi chân của mình sẽ giúp chúng ta có thể lựa được những đôi giày phù hợp cho bản thân mình.
Các số liệu thống kê cho thấy, về cơ bản bàn chân con người được chia vào 3 dạng:
- Chân bè: 20%
- Chân trung bình: 50%
- Chân thon: 30%
Dựa vào cách phân chia này, các thương hiệu giày đã tính toán để thiết kế ra các dòng sản phẩm phù hợp với tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết nên nhiều người đã đi những đôi giày không phù hợp với cấu trúc đôi chân của mình. Điều này khiến họ khó chịu, đau chân và thậm chí còn mắc bệnh về lâu về dài.
Chân thon là gì?
Những người có dáng gầy hoặc nhẹ cân thường sở hữu đôi chân thon gọn. Form chân này thường ít mỡ và thịt, chủ yếu là xương. Cấu trúc chân không bị bè sang 2 bên hay phồng lên trên.
Những người có form chân thon sẽ được trải nghiệm những điều vô cùng thuận lợi khi hầu hết mẫu giày đá bóng hiện nay đều có thiết kế phù hợp cho họ.
Chân bè là gì?
Chân bè còn được gọi là chân bè ngang, chân bành, chân to bành hay chân to ngang. Chân bè thường có cấu trúc ngón chân ngắn, lớp thịt dày bè (bành) ra ở hai bên mu bàn chana.
Chân bè được phân chia thành 2 loại, có thể phân biệt bằng mắt thường như sau:
- Xuất hiện ở người béo phì. Chân nhiều thịt mỡ do tích lũy cơ thể và trọng lực đè xuống khiến 2 bên má chân bè đi. Dẫu vậy, phần lớn những người chới bóng ở Việt Nam không bị béo phí nên số lượng này chiếm không nhiều.
- Do di truyền để lại. Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra những đôi chân bè hiện nay. Tỉ lệ chiều ngang của bàn chân chiếm trên 30% chiều dài.
Nếu bạn chưa biết chân mình thuộc loại chân nào thì có thể dùng cách quan sát dấu chân. Bạn để chân trần và thử nhúng vào nước hoặc giẫm lên cát nhằm mục đích lấy dấu chân. Nếu phần giữa càng rộng thì chứng tỏ chân bạn càng bè và ngược lại.
Việc tìm những chiếc giày ôm chân, trọng lượng nhẹ sẽ có một chút khó khăn cho những người chân bè. Thời gian và chi phí bỏ ra của những người này để tìm được đôi giày ưng ý có thể sẽ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, những người sở hữu form chân này không cần phải quá tự ti khi hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều loại giày dành riêng cho form này.
Nên chọn giày như thế nào cho chân bè?
Những người sở hữu đôi chân bè (vốn có bề ngang rộng) nên chọn đôi giày có đế bè ngang hơn so với giày bình thường ở phần mũi giày. Khi thử giày phải xỏ vào thử và di chuyển luôn để xem giày có vấn đề gì không. Chú ý không nên chọn những đôi giày ôm chân, bó chân và phải mất thời gian để breakin (làm mềm).
Nếu so sánh với các loại giày khác, giày cho người chân bè cũng sở hữu những đặc điểm riêng để cân nhắc:
- Ưu điểm: Mang tới sự thoải mái cho bàn chân. Kỹ thuật chích mũi hay vê bóng gầm giày được thực hiện chính xác và uy lực hơn.
- Khuyết điểm: Người sử dụng những đôi giày này sẽ gặp khó khăn khi chuyền dài bổng hay sút mu với lực không căng và độ chính xác bị suy giảm.
Pan và Mitre và một số mẫu giày của Mizuno được đánh giá phù hợp với yêu cầu của những người chân bè. Nguyên nhân là bởi những thương hiệu này được thiết kế tại Thái Lan và Việt Nam để dành cho khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Một số loại giày để cho những người chân bè ngang tham khảo như: Nemeziz 19.3 TF, Mizuno Morelia Neo KL AS, Adidas Copa, Nike Tiempo 8 Legen Pro,…
Cách khắc phục khi mua giày không phù hợp cho chân bè
Tất nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng có điều kiện mua đôi giày ưng ý, phù hợp với form chân của mình. Nếu bạn không may rơi vào trường hợp này thì phải tìm cách khác để khắc phục bằng một số cách dưới đây:
- Sử dụng đôi tất mỏng để hạn chế lực bó 2 bên má giày. Bạn chú ý không nên dùng một đôi tất chống trơn bởi nó quá dày kể cả khi chân vốn dĩ không bè.
- Tiếp tục ra sân với đôi giày cũ trước đó. Giày mới chỉ nên đá tầm 15-20 phút mỗi trận rồi bạn lại thay giày cũ chơi tiếp. Cứ như vậy tầm 5-7 trận là bạn sẽ quen với đôi giày mới.
- Bạn cũng có thể tạm bỏ lót giày khoảng 2-3 trận rồi lại cho lót vào để đỡ bị hẫng khi dùng giày mới.
Việc lựa chọn được một đôi giày phù hợp sẽ vô cùng quan trọng với cả những cầu thủ chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư. Nhờ vào đôi giày vừa vặn, cầu thủ mới có thể có cảm giác bóng tốt để xử lý bóng chính xác, mang lại những trận cầu thăng hoa. Vậy nên, bạn hãy cùng 88online cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đôi giày cho riêng mình nhé!
https://www.dmca.com/r/5p5edk8